Độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn

    10/05/2024

    Bài viết trình bày về Định nghĩa độ rọi, cách thức tính độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn của một số phòng trong gia đình, qua đó có thể tính được số lượng bóng cần lắp trong phòng, mời các bạn tham khảo.

    Độ rọi là gì?

    Độ rọi là quang thông trên một đơn vị diện tích, có thể hiểu nôm na, đó là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm. Dưới đây là một số ví dụ về độ rọi trên thực tế.

    Độ rọi trên mặt bàn do cây nến tạo ra

    Công thức tính độ rọi

    Người ta tính độ rọi bằng công thức: E=Φ/S, đơn vị đo độ rọi là lux.

    Trong đó:

    – Φ là tổng quang thông: đơn vị (Lumens)

    – S là diện tích bề mặt được chiếu sáng: đơn vị (m2)

    Quan hệ giữa độ rọi và cường độ sáng

    Xét một điểm M nằm trên mặt phẳng S cách nguồn sáng O một khoảng r, góc giữa OM và pháp tuyến O đến mặt phẳng S là alpha.

    Độ rọi ngang tại điểm M được tính là: E= (Iα x cos α)/r2

    Như vậy, cường độ sáng chỉ phụ thuộc phương, không phụ thuộc khoảng cách. Độ rọi phụ thuộc phương và giảm theo bình phương khoảng cách.

    Độ rọi tiêu chuẩn trong nhà ở dân dụng

    Dưới đây là một số chỉ số về độ rọi tiêu chuẩn trong nhà ở dân dụng.

    STTKHU VỰCLOẠI ĐÈNMÀU SẮC ASĐỘ RỌI (lumen/m2)
    1Phòng khách/ sinh hoạtÂm trầnVàng/trugn tính300-500
    2Phòng BếpTuýp/bulb/ốp trầnTrung tính200 – 300
    3Phòng làm việc/họcÂm trần/ TuýpTrắng300-500
    4Phòng ngủ/ tắmÂm TrầnVàng/Trung Tính150-200
    5Hành langỐp nổi/ BulbVàng/Trung Tính100-150

     

    Để xác định lượng đèn cần chiếu sáng thì độ rọi tiêu chuẩn và diện tích phòng là 2 yếu tố cơ bản và được tính theo công thức.

     

    Trên mỗi đèn led đều có thông số độ rọi, bạn chỉ cần áp dụng đúng công thức trên tương ứng với diện tích và độ rọi tiêu chuẩn của phòng là sẽ ra được số lượng bóng cần dùng.

    Chúc các bạn thành công!

    Media contact

    webadmin

    You are about to visit a Philips global content page

    Continue

    Receive new information from us